Triều đại phong kiến cuối cùng của nước ta là triều Nguyễn và kinh thành Huế là kinh đô. Nơi đây là một trong những nơi còn lưu giữ được nhiều những kiến trúc và những nét văn hóa đặc trưng của thời Nguyễn.

Vào năm 1802 chúa Nguyễn lật đổ nhà Tây Sơn, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi hoàng đế và chọn Huế là nơi đóng đô. Và việc xây dựng kinh thành Huế được bắt đầu quy hoạch trong hai năm là 1803 – 1805 và bắt đầu xây dựng vào năm 1805.

Kinh thành Huế được xây dựng dựa trên thuật phong thủy và thuyết âm dương ngũ hành, những công trình kiến trúc được bố trí quay mặt về phía nam. Iền an của kinh thành Huế và núi Ngự Bình cao hơn 100m như một bức bình phong thiên nhiên che chắn trước kinh thành. Ở hai bên là cồn Hến và cồn Dã Viên trên sông làm thế “Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ” trước mặt kinh thành nhằm tỏ ý tôn trọng vương quyền.

Khi bắt đầu xây dựng vào năm 1805 thì có tới hơn 30.000 người tham gia vào nhiều công việc như: ngăn sông, đào hào,…Đến năm 1818 thì số lượng người đã tăng lên tới 80.000người. Kinh thành Huế được xây dựng trong khoảng 30 năm suốt hai triều vua và được xem là công trình đồ sộ nhất trong thời kỳ cận đại. Kinh thành thế được xây dựng bên bờ bắc Sông Hương và có diện tích là 520ha. Kinh thành Huế được xây dựng theo ba lớp thành bao bọc nhau đó là Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành.

>>> Tham khảo: Tour du lịch Thái Lan giá rẻ

Kinh Thành là nơi ở của dân chúng và được bao bọc bởi hệ thống tường thành có chu vi là 10.571m và bề dày trung bình là 21.50m. Ngoài ra chúng còn bao gồm nhiều hệ thống pháo đài, phảm pháo, hào, thành gai, tường bắn, giác bảo,…

Xung quanh kinh thành có tới 10 cửa chính được đặt tên theo phương hướng từ trung tâm thành nội nhìn ra đó là: Cửa Chính Bắc, cửa Tây Bắc, cửa Chính Tây, cửa Tây Nam, cửa Chính Nam, cửa Quảng Đức, cửa Thể Nhơn, cửa Đông Nam, cửa Chính Đông, cửa Đông Bắc. Tuy nhiên người dân địa phương lại gọi những cửa này bằng những cái tên nôm na và giản dị hơn như: cửa Thượng Tứ, cửa Đông Ba, cửa Hậu,…

Hoàng Thành là vòng thứ hai ở bên trong kinh thành Huế, nơi đây có tác dụng bảo vệ những cung điện quan trọng của triều đình, miếu thờ tổ tiên và Tử Cấm Thành. Hoàng thành được thiết kế mặt bằng gần hình vuông và có 4 cửa để ra vào đó là cửa Ngọ Môn, cửa Hiển Nhơn, cửa Chương Đức, cửa Hòa Bình.

Trong Hoàng Thành có tới hơn 100 công trình kiến trúc như: Triệu Tổ Miếu, Thái Tổ Miếu, Hưng Tổ Miếu, Thế Tổ Miếu, Cung Diên Thọ, Cung Trường Sanh, Hiển Lâm Các, Điện Phụng Tiên,Điện Thái Hòa…

Tử Cấm Thành là nơi sinh hoạt hằng ngày của vua và hoàng gia. Tử Cấm Thành là một khu vực có hình chữ nhật, chu vi là 1.229,36m. Tử Cấm Thành có tới 7 cửa và bên trong có hàng chục những công trình kiến trúc lớn nhỏ khác nhau. Vào năm 1945 Tử Cấm Thành bị tàn phá nặng nề, nhiều công trình kiến trúc bị san phẳng.

Sau hơn hai thế kỷ bị tàn phá bởi bom đạn, chiến tranh thì kinh thành Huế vẫn còn giữ được diện mạo của nó. Vào ngày 12/5/1998, quần thể di tích Cố Đô Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Và hiện nay kinh thành Huế đang là một trong những điểm du lịch được du khách trong nước và quốc tế yêu thích.

>>> Tin liên quan: Những điểm du lịch ở Ninh Bình